Đòn bẩy hạ tầng
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An giữ vai trò vị trí “cửa ngõ” của Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối trực tiếp với TP.HCM và miền Đông.
So với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Long An còn có ‘tứ mặt tiền” nổi trội: Phía Đông giáp TP.HCM và Tây Ninh, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp nước bạn Campuchia (có đường biên giới dài khoảng 133km, có Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp (thị xã Kiến Tường), Cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ).
Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển phát triển của thị trường BĐS Long An trong thời gian qua, như: giao thông đường bộ, trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường Quốc lộ (QL) 1, QLN2, QL50, đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua... Còn về giao thông thủy, có hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây gắn với Cảng Quốc tế Long An trên cửa sông Soài Rạp đã đi vào hoạt động.
Trong tương lai, Long An sẽ có tuyến QLN1, đường Vành đai 3, Vành đai 4, cũng như đường sắt TP.HCM - Trung Lương kết nối. Đặc biệt, hiện Long An có 3 công trình trọng điểm đang triển khai gồm: Trục đường động lực TP.HCM – Tiền Giang – Long An; Đường 830 trục Đức Hòa – Bến Lức; Đường Vành đai TP. Tân An dự kiến Quý 3/ 2020 sẽ hoàn thành.
Từ những quy hoạch bài bản đã góp phần đưa Long An từ vùng đất đồng hoang hiu quạnh trở thành một trong những đô thị vệ tinh chủ lực của TP.HCM. Từ thực tế cuối năm 2019 giao dịch cũng như nguồn cung có phần chững lại, nhưng thị trường BĐS Long An tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực khi làn sóng đầu tư đang dần dịch chuyển ra các tỉnh vệ tinh. Một số nhà đầu tư BĐS năm cho biết, hiện giá BĐS khu vực tăng liên tục, dao động từ 20 - 30%/ năm, tùy vào vị trí và giá trị của sản phẩm.
Cú hích cho thị trường BĐS
Theo các chuyên gia, không chỉ hạ tầng tác động đến sự tăng trưởng BĐS mà những tiền đề về giá mềm, xu hướng chuyển dịch cư dân đã và đang tạo cú hích to lớn đến thị trường nhà đất khu vệ tinh này.
Từ quy luật “nước chảy về chỗ trũng”, những khu vực có tiềm năng thì nhà đầu tư sẽ dồn về. Vì vậy, không ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp BĐS lớn tham gia vào thị trường Long An như: Vingroup, Nam Long, Vạn Thịnh Phát, Thịnh Hưng Holdings...
Đón đầu xu hướng đó Thịnh Hưng Holdings cho ra mắt tháng 11/2019 dự án khu đô thị VIETUC VAREA quy mô 20,5ha (1200 nền phố) với vị tri siêu đắc địa mặt tiền đường Vành đai 4, cạnh thị trấn Bến Lức, cách Cao tốc Sài Gòn - Trung Lương chỉ 3km, lợi thế về giao thông Bến Lức cánh tay nối dài của TP.HCM, là nơi sẽ hưởng lợi thế về quá trình đô thị hóa và giãn dân của thành phố Hồ Chí Minh
Chủ đầu tư muốn phát triển khu đô thị VIETUC VAREA thành khu dân cư kiểu mẩu, hiện đại, tiện nghi cao cấp như: Công viên nhạc nước, phố đi bộ với các shop thời trang, Trung tâm thương mại, Chợ truyền thống, hệ thống giáo dục, y tế theo chuẩn quốc tế Việt Úc, khi hình thành sẽ là nơi đáng sống nhất cạnh thành phố Hồ Chí Minh.
Từ nhu cầu thực tế và sự lột xác ‘thần tốc’ của Long An thời gian qua, BĐS khu vực hấp dẫn khách hàng có nhu cầu an cư lẫn đầu tư sinh lợi nhuận. Đặc biệt, tháng 9 vừa qua Long An được Thủ tướng công nhận thành phố Tân An là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2030 đã góp phần làm tăng thêm giá trị BĐS Long An nói chung và thành phố Tân An nói riêng.
- NGHỀ SALE (10.03.2020)
- Môi giới bất động sản là nghề đào thải khốc liệt? (05.03.2020)
- 3 SAI LẦM C.H.Ế.T NGƯỜI KHIẾN BẠN SALES MÃI KHÔNG G.I.À.U (05.02.2020)
- Từ ngày mai (5/1), phân lô bán nền trái phép bị phạt 1 tỷ đồng (05.01.2020)
- Đồng Nai bàn giao gần 100% diện tích đất cần thu hồi cho dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành (04.01.2020)
- Bất động sản 2020: Cơ hội đầu tư khi thị trường ‘sợ hãi’ (02.01.2020)
- Cuối năm dòng tiền sẽ đổ vào phân khúc bất động sản nào? (17.12.2019)
- Thị trường bất động sản 2020: Cung giảm, giá tăng (17.12.2019)