Như VietnamFinance đã thông tin, Chính phủ hôm nay đã yêu cầu “cách ly toàn xã hội” trong 15 ngày, bắt đầu từ 1/4/2020.
Mặc dù thời gian cách ly chỉ 2 tuần nhưng lệnh cách ly được cho là vẫn gây tác động đến đời sống của không ít người, nhất là những hộ gia đình không có thu nhập do bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Một câu hỏi nảy sinh là: liệu tiết kiệm của các hộ gia đình đủ dùng trong bao lâu?
Theo TS Nguyễn Việt Cường, Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm khá cao so với các nước xung quanh. Dựa vào “Khảo sát mức sống dân cư năm 2016”, đơn giản phép tính khoản tiết kiệm bằng chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu trong năm 2016 và giả sử lượng tiền mặt tiết kiệm đầu năm hiện có của hộ gia đình bằng mức tiết kiệm của năm trước, TS Cường cho biết có khoảng 75% hộ gia đình Việt Nam có tiết kiệm với tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập là 30%.
Điều này đồng nghĩa với 25% hộ gia đình không có tiết kiệm. Đây là những hộ chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi dịch bệnh.
Phân theo nhóm, hộ càng nghèo thì tỷ lệ tiết kiệm càng thấp. Hơn một nửa hộ nghèo (60%) không có tiết kiệm.
Mặt khác, có nhiều hộ nông nghiệp trong nhóm hộ nghèo và những hộ này vẫn có thể duy trì sản xuất nông nghiệp và có thu nhập. Tuy nhiên nếu không có thu nhập, các hộ này sẽ phải đi vay hoặc bán bớt tài sản để chi tiêu.
Cũng theo kết quả phân tích của TS Cường, mức chi tiêu bình quân của các hộ gia đình trên cả nước là 97 triệu đồng/năm và mức tiết kiệm vào khoảng 61 triệu đồng/năm. Giả sử lượng cung và giá cả hàng hóa không thay đổi thì các hộ có thể duy trì được mức sống như cũ mà không đi làm trong khoảng 7,5 tháng.
Các hộ nghèo sẽ khó khăn hơn. Nhóm 20% hộ nghèo nhất của cả nước có mức chi tiêu khoảng 26 triệu đồng/năm và tiết kiệm là 7 triệu đồng/năm. Như vậy nhóm này chỉ duy trì được chi tiêu trong khoảng 3 tháng.
Các hộ giàu có thể duy trì được mức chi tiêu trong 10 tháng mà không cần đi làm.
“Trên thực tế thì nền kinh tế vẫn hoạt động nên tác động trước mắt đến các nhóm hộ thấp hơn ước lượng trên. Tuy nhiên nếu việc cách ly toàn xã hội ở nước ta cũng như các nước khác diễn ra dài thì tác động sẽ nghiêm trọng”, TS Cường nhận xét.
- Sẽ bỏ xác định giá đất theo thị trường (25.08.2023)
- Trước khi muốn mua nhà đất các quận trung tâm Thành phố nhớ liên hệ với chúng tôi (28.08.2022)
- Ông Nguyễn Văn Đính: Bất động sản đang bị đẩy giá (11.07.2021)
- Ngành thuế cùng công an, công chứng giám sát mua bán bất động sản (11.07.2021)
- TP. HCM: Loạt dự án hết hạn, không đủ điều kiện pháp lý để mua bán (31.08.2020)
- Hơn 60.000 tỉ đổ vào hạ tầng giải cứu “thành phố ma” Nhơn Trạch (21.08.2020)
- Nghề môi giới bất động sản không còn “dễ ăn” (18.08.2020)
- TP. HCM và Long An thống nhất ưu tiên đầu tư 23 tuyến đường kết nối 2 địa phương (30.07.2020)